TỪ NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA MĂNG KHÔ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Măng khô trên giàn sấy
21 / 100

Măng là một loại thực phẩm không còn xa lạ gì đối với người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi. Măng được mọi người khá ưa thích vì ngon mà lại bổ. Có nhiều cách để chế biến măng, tuy nhiên với cách để phơi nắng, sấy khô để sử dụng được lâu thì là điều được nhiều người ưa chuộng.

Vậy, măng khô có ngon và chất lượng như măng tươi? Những công dụng, lưu ý và sơ chế măng khô như thế nào là ngon nhất. Tất cả sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết dưới đây.

Măng khô tự nhiên
Măng khô tự nhiên

MĂNG KHÔ VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Cũng như măng khi còn tươi, măng sau quá trình được làm khô vẫn đảm bảo các công dụng bổ ích đối với sức khỏe khi sử dụng.

GIẢM CÂN HIỆU QUẢ: Thực tế cho thấy, các chị em phụ nữ rất thích ăn măng thì giúp giảm cân hiệu quả. Giải đáp điều này là do trong măng có chứa một lượng chất xơ dồi dào, giúp thỏa mãn cơn đói. Măng cũng chứa lượng đường và calo rất nhỏ nên khi ăn măng không sợ tăng cân. Nó được xếp vào là loại thực phẩm giảm cân lý tưởng.

CHỐNG OXY HÓA CAO: Bên cạnh các nguyên tố vi lượng và hàm lượng dinh dưỡng. Trong măng tươi chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa và flavonoid như catechin, acid caffeic, acid chlorogen và acid p-coumaric. Các chất chống oxy hóa này không chỉ có tác dụng giảm viêm và stress oxy hóa mà chúng còn giúp chống lại các nguy cơ mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và đái tháo đường.

Măng khô trên giàn sấy
Măng khô trên giàn sấy

CHỐNG CÁC CHỨNG BỆNH UNG THƯ: Ngoài việc chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên góp phần chống ung thư. Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, còn phytosterol tự nhiên trong măng lại giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến các khối u. Đây là điều quan trọng để cơ thể loại bỏ và chống các tác nhân gây ung thư.

TỐT CHO HỆ TIM MẠCH: Măng khô tốt cho tim mạch vì nó làm giảm cholesterol xấu nhờ chất xơ và lượng chất béo thấp. Bên cạnh đó, trong măng cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất. Chính việc đào thải các chất độc hại từ trong cơ thể ra ngoài nên măng có thêm tác dụng thanh lọc động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

CÁC TÁC DỤNG KHÁC CỦA MĂNG: Bên cạnh các tác dụng kể trên, măng còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm. Ăn măng sẽ giúp bạn giảm đau, viêm cũng như chữa lành các vết loét. Bên cạnh đó, măng cũng chữa các bệnh về đường hô hấp như khó thở, viêm phế quản và một số bệnh về dạ dày…

>>> Xem thêm: MĂNG LE KHÔ PHƯỚC BÌNH – SẢN PHẨM CỦA THỰC PHẨM KHÔNG HÓA CHẤT ÔNG THẮNG PHAN RANG

ĂN MĂNG KHÔ NHIỀU CÓ TỐT CHO SỨC KHỎE

Tuy là thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng và sử dụng quá nhiều. Cụ thể, những người trong các trường hợp sau đây nên hạn chế dùng măng trong cuộc sống thường ngày.

  • PHỤ NỮ ĐANG MANG THAI: Chúng ta thừa biết, trong măng chứa độc tố, nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric gây ra ngộ độc khi gặp chất chua và phân hủy có trong dạ dày. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con, phụ nữ đang mang nên kiêng cữ với măng.
  • TRẺ EM: Trong măng có rất nhiều chất xơ, điều này là  rất tốt. Tuy nhiên, so với chuối thì các chất xơ này chịu ảnh hưởng tiêu cực từ chất Axit oxalic sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.
  • NGƯỜI BỊ GÚT: Nghiên cứu cho thấy, các thành phần trong măng là nhân tố làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn do tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.
Măng không hóa chất bảo quản
Măng không hóa chất bảo quản
  • NGƯỜI BỊ THẬN: Bệnh thận là bệnh thường gặp ngày nay. Nguyên nhân là do ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận cũng như vi khuẩn streptocoques gây nên. Những tác nhân này sẽ phát triển nhanh chóng nếu gặp thực phẩm giàu canxi, mà trong măng thì có lượng canxi rất dồi dào.
  • NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG: Măng tươi rất giàu chất xơ. Tuy nhiên theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tráng tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

>>> Xem thêm: MĂNG LE KHÔ PHƯỚC BÌNH – SẢN PHẨM CỦA THỰC PHẨM KHÔNG HÓA CHẤT ÔNG THẮNG PHAN RANG

CÁCH SƠ CHẾ MĂNG KHÔ ĐỂ LOẠI BỎ CÁC CHẤT ĐỘC GÂY HẠI

Măng khi còn tươi hay dạng khô đều ẩn chứa nhiều chất độc gây hại cho  sức khỏe. Do đó, để không vướng phải những điều này thì trước khi đem chế biến bạn nên ngâm nước để loại bỏ các tạp chất. 

Với măng tươi thì thì thời gian có thể theo dài từ 1-3 ngày là đảm bảo nhất. Riêng với măng khô, do đã qua sơ chế để đem phơi khô ngoài nắng hoặc sấy khô nên chỉ cần ngâm với nước nóng từ  25-30 phút là được.

Măng khô Ông Thắng Ninh Thuận - Thương hiệu của thực phẩm không háo chất
Măng khô Ông Thắng Ninh Thuận – Thương hiệu của thực phẩm không háo chất

Một mẹo nhỏ giúp rút ngắn thời gia là bạn có thể ngâm măng khô bằng nước vo gạo, cách này vừa giúp măng nhanh nở vừa sạch và mềm hơn.

Măng khô sau khi ngâm trong nước, để đảm bảo hơn bạn có thể luộc trần qua nước sôi một lần nữa. Thời gian luộc tùy bạn, nhưng tối thiểu là phải trên 10 phút.

Lưu ý, nếu đã qua các bước xử lý mà màu nước vẫn còn vàng đậm thì nên rửa và luộc trần một lần nữa.

Măng đã mềm, đổ ra rổ, rửa sạch lại với nước rồi để ráo. Sau đó cắt bỏ phần măng già và tước nhỏ hoặc thái miếng (tùy sở thích) để chế biến các món ăn.

Nguồn: tổng hợp