MÈ ĐEN LÀ GÌ? CÔNG DỤNG CỦA MÈ ĐEN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?

21 / 100

Cùng với hạt sen, gạo lứt và các loại hạt (đậu) thuộc loại cây lương thực như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành. Mè đen là nguồn nguyên liệu chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu có khả năng giúp năng cao và cải thiện sức khỏe. Không những vậy, đây còn là một vị thuốc quý với nhiều công dụng hữu hiệu khác nhau để ngăn ngừa, giảm nhiều và chữa trị nhiều chứng bệnh thường gặp.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG MÈ ĐEN 

Mè đen hay còn gọi là Vừng đen. Một loạt hạt thuộc họ Vừng (Pedaliaceae) có tên khoa học là Sesamum indicum L. Đặc tính nhận dạng của của cây này là thân cao từ 60-100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ.

Trong Đông y, mè đen được gọi là Chi Ma, Hồ Ma, Cự Thắng Tử hay Du Tử Miêu. Là loại hạt, một vị thuốc quý có vị ngọt, tính bình, có công dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ích can thận, bổ ích tinh thủy, bổ ngũ tạng, tăng khí lực và phát triển bắp thịt.

Mè đen hay còn gọi là Vừng đen
Mè đen hay còn gọi là Vừng đen

Còn trong nghiên cứu Y học hiện đại, mè đen là nguồn cung cấp nhiều hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe. Cụ thể, theo nghiên cứu từ các chuyên gia về dinh dưỡng, mè đen chứa nhiều axit béo chưa no (45-55%) như axit arachic, axit palmitic, axit oleic, axit linoleic, axit amin ….cùng nhiều chất khoáng như đồng, canxi, nhiều sắt, phốt-pho và mangan. 

Bên cạnh các axia và khoáng chất này. Mè đen còn sở hữu một lượng lớn Vitamin, Protein, calo và hàm lượng dầu cao (40% – 60%). Quan trọng hơn là trong mè đen (mè đen tươi và mè đen thô) đều không chứa cholesterol.

CÔNG DỤNG CỦA MÈ ĐEN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE HÀNG NGÀY

#1. HẠ CHOLESTEROL TRONG MÁU

Trong các thành phần dinh dưỡng của mè đen, phytosterol được biết đến là chất béo thực vật có cấu trúc hóa học rất giống với cholesterol. Chính chất béo này là thành tố chính kết hợp sesamin và sesamolin để giảm nồng độ cholesterol trong máu cũng như giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư.

#2. TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE HỆ TIM MẠCH

Không chỉ mè đen mà dường như các loại hạt thuộc các cây lương thực đều có công dung bảo vệ và tăng cường sức khỏe tim mạch. Làm được điều này là vì trong mè đen và các loại hạt (đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, gạo lứt, …) chứa nhiều khoáng chất có lợi như magie, mangan, canxi, photpho, … hàm lượng vitamin  các nhóm A, B và đặc biệt là chất xơ hòa tan.

Nổi bật trong số này chất xơ đóng vai trò quan trọng nhất khi giúp cơ thể loại bỏ các chất béo gây hại ra ngoài cơ thể; ngăn ngừa chất béo tích tụ, giảm mỡ, giảm cholesterol, …từ đó điều hòa huyết áp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Song cùng điều này, chất xơ là thành tố chính kích thích hệ tiêu hóa để ngăn ngừa chứng táo bón, tiêu chảy khi bị các tác nhân xấu bên trong cơ thể gây hại. 

Bên cạnh chất xơ hòa tan thì trong mè đen có chứa một hợp chất chống oxy hoá và chống viêm được gọi là sesamo. Chất sesamo có chức năng chống xơ vữa động mạch qua đó cải thiện sức khỏe cho tim mạch.

Ngoài ra các axit béo không bão hòa đơn, axit oleic cũng góp phần giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Điều này ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ.

Mè đen rất tốt cho sức khỏe
Mè đen rất tốt cho sức khỏe

#3. CHỐNG VIÊM & GIẢM VIÊM DẠNG THẤP

Chất oxy hóa và chất sesamo có trong đậu ngoài việc bảo vệ sức khỏe tim mạch thì còn góp phần giúp cơ thể chống viêm và giảm viêm ở dạng thấp. Bên cạnh đó là hòa vào hệ thống enzyme để chống oxy hóa từ đó làm giảm đau và sưng liên quan đến viêm khớp. Bên cạnh đó, khoáng chất này cung cấp đề kháng cho các mạch máu, xương và khớp.

#4. NGĂN NGỪA BỆNH UNG THƯ

Nhờ sở hữu hàm lượng axit phytic, magie, vitamin E, chất chống oxy và phytosterol cao nên mè đen có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hư hại tế bào do các gốc tự do gây ra. Và chính sự ngăn ngừa hư hại tế nào này mà mè đen giảm nguy cơ và ngăn ngừa khối u đại trực tràng, bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây hai bên trong cơ thể.

Sử dụng mè đen làm sữa uống mõi ngày để chăm sóc cho sức khỏe
Sử dụng mè đen làm sữa uống mõi ngày để chăm sóc cho sức khỏe

#5. CẢI THIỆN CÁC VẤN ĐỀ VỀ MẮT

Theo Đông y, mè đen là loại hạt có vị ngọt, tính bình nên rất tốt để tăng cường sức khỏe cho gan bằng cách ngăn ngừa và loại bỏ các chất xấu, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến gan, từ đó giúp tăng khí lực (tăng cường sức khỏe cho mắt).

Thể hiện cho điều này thì Y học hiện đại cũng đề cập rất rõ, chất oxy cùng hàm lượng dưỡng chất có trong gan là thứ giúp gan lưu trữ máu và một nhánh nhất định ở bộ phận gan có dây thần kinh dẫn đến mắt, cho nên gan có thể gửi máu đến mắt để hỗ trợ chức năng cho chúng.

#6. HỖ TRỢ RẤT TỐT CHO NGƯỜI ĂN CHAY

Bên cạnh là nguồn nguyên liệu cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể thì mè đen còn được biết đến là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Đây chính là lý do vì sao mà mè đen được các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên dùng người ăn chay nên sử dụng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Có rất nhiều cách để sử dụng mè đen
Có rất nhiều cách để sử dụng mè đen

#7. KÍCH THÍCH VÀ CUNG CẤP SỮA CHO MẸ BỈM

Ít ai nghĩ rằng, hạt sen có lợi ích rất tốt với mẻ bỉm trong việc giúp kích thích và cung cấp nguồn sữa sau khi sinh. Các chất có trong mè đen như protein, Vitamin B, chất béo không bão hòa và các chất dinh dưỡng khác như kẽm, sắt, protein, magiê và đồng giúp cải thiện chất lượng cung cấp sữa.

#8. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA

Ngoài những công dụng trên, vài nghiên cứu gần đây còn cho thấy mè đen còn giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về gia như da bị cháy nắng, bộ độc, nứt gót chân… hay em bé bị da rơm nhờ sở hữu lượng omega-6, canxi, magiê, phốt pho, sắt và vitamin B và E dồi dào.

MỘT VÀI LƯU Ý CẦN BIẾT KHI  SỬ DỤNG MÈ ĐEN?

Mè đen là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên quá làm dụng vì chúng sẽ gây ra những tác dụng phụ, nhất là với những người đang bị vấn đề về huyết áp (tăng giảm thất thường), đường ruột (tiêu hóa kém); người có thể trạng yếu không thể hấp thu nhiều dưỡng chất cùng một lúc và người sử dụng mè đen để giảm cân nhưng không theo một quy trình hợp lý. Chính từ điều này mà để có thể sử dụng mè đen một cách triệt để, có hiệu quả bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin từ bác sĩ và nhiều nguồn.