Nguyên liệu và xuất xứ
Giống: cây le thuộc họ tre nứa, thân dẻo không có gai.
Cây le mọc tự nhiên rất nhiều ở vùng rừng quốc gia Phước Bình, Bác Ái, Ninh Thuận
Khai thác măng le
Mùa vụ: vào mùa mưa, tầm tháng 7 đến tháng 9.
Cây le bị hái măng bữa trước, bữa sau lại có mụt khác trồi lên. Dân chỉ lấy măng vào mùa mưa nên mùa khô mụt măng vẫn kịp lớn thành cây, phát triển xanh tốt khắp núi rừng.
Xuất xứ sản phẩm
Cơ sở chế biến thực phẩm Ông Thắng, địa chỉ: Khu phố 8, phường Phước Mỹ, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Mô tả sản phẩm
Măng đã được phơi khô cứng, màu vàng nâu sẫm, có lớp phấn măng trắng.
Khi ngâm măng nở to ra màu vàng nhạt.
Ngâm 100g măng khô ra được tầm 800g măng.
Măng le đặc ruột, vị ngọt, có mùi thơm đặc trưng, không chát, rất ít đắng.
Quy trình sản xuất
Măng le tươi >> Lột bỏ phần già >> Rửa măng ở suối >> Luộc măng >> Vớt ra để nguội >> Xẻ măng >> Phơi nắng.
Nước rửa măng và luộc măng là nước suối từ trên đỉnh núi cao dẫn về.
Măng luộc trong vòng 5h để loại bỏ chất đắng trong măng. Khi luộc măng không thêm bất kì chất gì khác.
Măng được phơi trong nhà phơi năng lượng mặt trời hoặc trên giàn phơi, đảm bảo vệ sinh.
Hơn 16kg măng tươi mới cho ra 1kg măng khô.
Hạn sử dụng
Sử dụng tốt nhất trong vòng 12 tháng từ ngày đóng gói.
Hướng dẫn sử dụng
Măng khô ngâm nước lạnh qua đêm, sau đó thay nước luộc lại 1 lần nữa cho mềm, đổ ra để ráo trước khi chế biến món ăn.
Măng khô dùng để chế biến các món hầm thịt, xào, nấu canh, nấu lẩu…
Thông tin khác
Quy trình sản xuất măng khô chia làm 2 công đoạn:
1. Măng được luộc và xẻ tại chỗ, trên vùng rừng quốc gia Phước Bình, do măng tươi phải sơ chế liền trong ngày, không thể để qua ngày mất độ ngon. Tại chỗ có sẵn củi và rất nhiều nhân công là phụ nữ, người lớn tuổi nhàn rỗi, nên việc chẻ măng sau khi luộc giúp họ có thêm chút thu nhập.
2. Măng sau khi chẻ được để nguội và gửi theo xe xuống xưởng để phơi vì trên v
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.