HẤP DẪN VỚI MÓN GỎI MĂNG KHÔ NGON, ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM

20 / 100

Măng khô là nguyên liệu thơm ngon, để được lâu nên có thể tận dụng để chế biến thành nhiều món. Cuốn hút trong số đó có thể kể đến món canh cá nấu măng, vịt kho măng, nộm măng vịt, măng trộn, … hay bún măng vịt. Tuy nhiên, măng khô còn làm được một món nữa mà bạn nên nghĩ tới để thay đổi khẩu vị bữa ăn cho gia đình, đó là gỏi măng khô.

MĂNG KHÔ CÓ THỂ DÙNG ĐỂ CHẾ BIẾN MÓN GỎI?

Thông thường khi làm các món gỏi, nhiều người sẽ chọn các nguyên liệu dạng củ, quả còn tươi để tận dụng vị thanh ngọt và giòn có trong nguyên liệu đó. Không những vậy, việc sử dụng nguyên liệu còn tươi sẽ đảm bảo chất lượng cho món ăn cũng như tránh các chất gây hại khi bảo lưu.

Nhưng riêng với măng, thứ có thể sử dụng khi còn tươi và cả lúc khô (đã qua chế biến, sấy khô hoặc đem phơi nắng để bảo quản) thì bạn yên tâm cho món gỏi mà không sợ điều gì. Nếu có thời gian rảnh cho bếp nút thì hãy thử làm món này theo cách chế biến dưới đây.

Măng khô tự nhiên
Măng khô tự nhiên

CÁCH CHẾ BIẾN GỎI MĂNG KHÔ TÔM THỊT NGON & ĐƠN GIẢN NHẤT

Cũng như bao món gỏi được làm từ đu đủ, xoài, dưa leo, tàu hủ dừa hay từ các loại rau thơm. Gỏi măng khô khi chế biến bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như chanh, ớt, đậu phộng, cà rốt, tôm hoặc thịt heo để làm ra món gỏi ngon nhất. Dưới đây là gọi ý cách làm món gỏi măng khô tôm thịt từ mà bạn có thể tham khảo.

CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

Món gỏi măng khô tôm thịt cần đầy đủ các nguyên liệu quen thuộc sau đây:

  • Măng khô: 200gr – 300gr.
  • Thịt heo (thịt ba chỉ): 300gr- 350gr.
  • Tôm khô: 100gr.
  • Cà rốt: 1 củ.
  • Hành phi: 200gr,
  • Đậu phộng đã rang chín: 150gr.
  • Tỏi + ớt + chanh (1 quả lớn) + rau răm (100gr).
  • Gia vị nêm nếm: đường + muối + mắm.
Măng khô khi sơ chế có thể làm được rất nhiều món
Măng khô khi sơ chế có thể làm được rất nhiều món

CÁCH CHẾ BIẾN GỎI MĂNG KHÔ TÔM THỊT

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Măng khô: đem rửa sơ và ngâm trong nước từ 15-20 phút cho măng nở mềm.
  • Thịt heo: rửa sạch rồi đem luộc chín.
  • Tôm khô: đem ngâm với nước để giảm bớt vị mặn.
  • Cà rốt: cạo bỏ vỏ, rửa sạch, bào sợi sau đó ngâm trong nước đá cho cộng tươi, giòn, không ngả màu.
  • Đậu phộng: đem sàn, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài sau đó đập dập làm 2, làm 3.
  • Tỏi (bóc vỏ) + ớt: dã nhuyễn.
  • Chanh: Vắt lấy nước.
  • Rau răm: rửa sạch.

>>> Xem thêm: MĂNG LE KHÔ PHƯỚC BÌNH – SẢN PHẨM CỦA THỰC PHẨM KHÔNG HÓA CHẤT ÔNG THẮNG PHAN RANG

Bước 2: Chế biến

  • Măng: sau khi ngâm nước, cắt thành sợi, bạn đem trần trong nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt măng ra để cho ráo.
  • Thịt heo (đã luộc chín): đem cắt thành miếng vừa ăn (lưu ý: không mỏng quá cũng không dày quá).
  • Rau răm: cắt nhỏ.
Món gỏi măng tôm thịt
Món gỏi măng tôm thịt

Bước 3: Làm nước trộn gỏi

Dùng 4 muỗng cafe  đường, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe nước mắm, 4 muỗng cafe nước lạnh, nước chanh đã vắt và tỏi ớt dã nhuyễn bỏ vào chén khuấy đều cho hòa vị.

  • Lưu ý: nước trộn gói pha theo ý thích và khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, vì đây chính là linh hồn của món ăn, nên bạn cần phải đảm bảo các yếu tố ngọt dịu, cay nhẹ, chua thanh và không mặn. Điều này sẽ làm món ăn ngon hơn khi  các nguyên liệu và gia vị hòa lại cùng nhau.

Bước 4: Trộn gỏi

Dùng thau bỏ măng khô, thịt luộc và rau răm đã qua chế biến vào. Lấy nước trộn gỏi rưới đều và dùng đũa trộn đều cho thấm các gia vị. Sau đó dưới hành phi, đậu phộng và tôm khô lên trên mặt. Thế là có ngay một món ăn có thể dùng trong các bữa cơm cũng như các buổi tiệc.

Trên đây là hướng dẫn cách làm gỏi măng khô tôm thịt tại nhà vừa ngon vừa đơn giản mà có thể thể tham khảo. Măng khô nói riêng và các nguyên liệu có trong món ăn điều bổ ích cho sức khỏe. Do đó nếu có thời gian thì hãy thử làm món này để thay đổi khẩu vị cho gia đình nhỏ của mình.