Hấp dẫn với 7 loại bánh thơm ngon được làm từ bột gạo nếp

24 / 100

Bột gạo nói chung và bột gạo nếp nói riêng là các loại bột ngon, rất hợp để làm ra nhiều loại bánh mặn, ngọt khác nhau. Vậy, bột gạo nếp có thể làm ra những loại bánh nào? Để giúp bạn hiểu hơn, trong bài viết kỳ này sẽ đề cập đến 7 loại bánh thơm ngon được làm từ bột gạo nếp mà bạn có thể tìm thấy bất kỳ đâu trên những góc đường, con phố.

Top 7 loại bánh làm từ bột gạo nếp vừa ngon, vừa dễ chế biến

Bánh trôi nước nhân dừa đậu xanh, bánh ít trần nhân thịt, bánh tai vạc nhân tôm, bánh nậm nhân tôm, bánh giò nhân thịt, bánh dày chiên giòn, bánh cam chiên, bánh bò hương lá dứa hay bánh bông lan là những loại bánh được làm từ bột gạo nếp vừa thơm, vừa ngon, vừa dễ chế biến đơn giản tại nhà.

#1. Bánh trôi nước 

Bánh trôi nước làm từ bột gạo nếp (Ảnh: judytran85)
Bánh trôi nước làm từ bột gạo nếp (Ảnh: judytran85)

Không quá xa lạ khi nhắc đến loại bánh này. Bánh trôi nước, một loại bánh cùng trên với một bài thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương sáng tác để nói lên thân phận người phụ nữ trong thời phong kiến:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

bảy nổi ba chìm với nước non

rám nắng, mặc dầu tay kẻ nặn

mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Vốn nói như vậy là bánh từ khi xưa đã nổi tiếng, thường đường ông ba nấu để thưởng thức vào những lúc rảnh rỗi hay vào ngày tết đoàn viên [tết Trung Thu, ngày 15 tháng 8 Âm lịch] để các thành viên trong gia đình quây quần, thưởng thức cùng nhau. 

Có nhiều cách và nguyên liệu để làm bánh trôi nước. Tuy nhiên, làm bánh trôi nước bằng bột gạo nếp, nhân thì làm bằng dừa tươi bào sợi và đậu xanh bóc vỏ là ngon nhất.

#2. Bánh ít trần 

Bánh ít trần nhân thịt (Ảnh: bth_sisters)
Bánh ít trần nhân thịt (Ảnh: bth_sisters)

Bánh ít trần là loại bánh truyền thống của miền Trung và giống với chiến bánh nếp của miền Bắc. Cũng như bánh nếp, bánh ít trần được làm từ bột gạo hoặc bột gạo nếp, tùy theo ý thích người chế biến. Nhân bánh cũng vậy, nếu bánh mặn thì nhân sẽ là tôm, thịt, đậu xanh và nấm. Còn bánh chay thì nhân sẽ là nấm, miếng và đậu xanh. Bánh có hai cách để làm chín, một là đem hấp cách thủy hoặc luộc trong nước. Khi ăn thì sẽ chấm kèm với nước chấm pha tỏi, ớt.

#3. Bánh nậm 

Bánh nậm (Ảnh: mmbonappetit)
Bánh nậm (Ảnh: mmbonappetit)

Thêm một món bánh nữa có nguồn gốc ở miền Trung, nhưng nơi mà nó được sản sinh ra chính là ở Huế. Về nguyên liệu thì bánh nậm không khác gì máy sơ với bánh ít trần. Cũng làm từ bột gạo hoặc bột gạo nếp, thịt heo, đậu xanh, tôm và được chia làm hai loại là bánh chay và bánh mặn. Khi ăn cũng chấm với một loại nước mắm theo hương vị mỗi vùng. Chỉ khác là bánh nậm được gói kỹ bằng lá chuối, trọng lượng nhỏ hơn và kích thước dài hôn.

#4. Bánh tai vạc

Bánh tai vạc hay còn gọi bánh vai vạc (Ảnh: xaugai3567)
Bánh tai vạc hay còn gọi bánh vai vạc (Ảnh: xaugai3567)

Bánh tai vạc hay còn gọi là bánh quai vạc. Một món bánh có nguồn gốc từ miền Trung, nhưng nổi tiếng nhất ở là vùng biển của tỉnh Bình Thuận. Loại bánh này cũng làm từ bột gạo nếp và các nguyên liệu như tôm, thịt, nấm và đậu xanh. Cũng phân ra làm hai loại là bánh chay và bánh mặn. Khi ăn cũng chấm với một loại nước mắm như mắm đậu phộng, mắm cà chua ớt và đặc biệt là mắm nêm. Riêng bánh tai vạc chiên thì có thể chấm với tương ớt hoặc ăn không không.

#5. Bánh giò 

Bánh giò (Ảnh: foodysaigon)
Bánh giò (Ảnh: foodysaigon)

Bột gạo tẻ hay bột gạo nếp có thể dùng để chế biến thành rất nhiều món bánh ngon. Bánh giò chính là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, so về cách làm thì bánh giò có phần hơi phức tạp hơn so với các loại bánh được đề cập ở trên. 

Cụ thể, bánh giò khi chế biến sẽ dùng bột gạo, bột năng hòa với nước xương hầm, nhân làm từ thịt nạc vai có kèm mộc nhĩ, hành tím khô, hành tây, hạt tiêu, nước mắm, muối, (ở Miền Nam nhân bánh còn có thêm trứng cút).

Để phân biệt và tạo hình ảnh riêng cho bánh, khi gói người ra xếp lá tạo hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, bánh được gói bằng lá chuối và hấp bằng chõ từ 30 đến 40 phút.

#6. Bánh dày 

Bánh dày (Ảnh: coco.changz)
Bánh dày (Ảnh: coco.changz)

Bánh chưng, bánh tét và bánh dày là ba loại bánh truyền thống của Việt Nam được làm bằng bột gạo (nếp hay tẻ đều được). Trong ba loại bánh này thì bánh dày là loại bánh dễ làm nhất. Chỉ cần sau khi chế biến bột gạo bằng cách pha với nước rồi nhào cho sánh, mịn. Đem hấp hoặc chiên ngập trong dầu là có thể dùng được. 

Bánh ngày trước thường có mặt trong ngày tết Nguyên đán. Tuy nhiên, ngày này người ta thường làm bánh dày trong những dịp quan trọng như lễ hội, nhà có giỗ, … để con cháu và người thân trong họ, có giếng cùng thưởng thức.

#7. Bánh cam 

Bánh cam (Ảnh: ngonghieng)
Bánh cam (Ảnh: ngonghieng)

Bánh rán hay bánh cam là một loại bánh của Việt Nam, vỏ mỏng bằng bột gạo nếp, bột gạo tẻ và có thể có thêm khoai tây xay nhuyễn, được rán vàng, bên trong có nhân đậu xanh, nước cốt dừa (bánh rán ngọt) hoặc thịt lợn, miến, mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu. 

Được biết, xuất xứ của loại bánh này bên Trung Quốc. Nó là một loại bánh ngọt, được phủ hạt vừng ở bên ngoài và giòn và dai. Bên trong bánh ngọt là một lỗ rỗng lớn, gây ra bởi sự mở rộng của bột. Nhân bánh gồm bột sen, hoặc bột đậu đen ngọt xen kẽ, hoặc ít phổ biến hơn là bột đậu đỏ. Đôi khi chúng còn được gọi là bóng mè.

Trên đây là các loại bánh ngon được làm từ bột gạo nếp vừa ngon, vừa dễ chế biến tại nhà. Mỗi loại bánh đều mang một hương vị khác nhau, không trung lẫn. Nếu có dịp bắt gặp những loại bánh này hãy một lần thưởng thức và cảm nhận. Hay nếu có nhiều thời gian hãy vào bếp chế biến theo cách riêng của mình.

Việc chế biến các loại bánh này không khó, chỉ cần có đầy đủ các nguyên liệu cần là chế biến được. Và để tìm được loại bột gạo nếp ngon để chế biến các món bánh thì bạn có thể đặt mua tại Thực phẩm không hóa chất Ông Thắng Phan Rang trên website trực tuyến ongthang.com/bot-gao-nep-cai-hoa-vang-xay-nuoc hoặc trên fanpage: Thực phẩm không hóa chất – Ông Thắng Phan Rang.