Gạo tẻ là gạo gì? Công dụng của gạo tẻ đối với sức khỏe hàng ngày?

12 / 100

Gạo tẻ hay còn gọi là gạo trắng. Là nguồn lương thực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trọng cuộc sống của con người. Bên cạnh điều này, gạo tẻ còn được biết đến là nguồn thực phẩm tốt, với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Để giúp bạn hiểu hơn, bài viết dưới đây sẽ đề cập chi tiết về gạo tẻ mà bạn đang sử dụng hàng ngày.

Gạo tẻ và thành phần dinh dưỡng có trong gạo tẻ 

Cơm gạo tẻ nấu từ gạo tẻ
Cơm gạo tẻ nấu từ gạo tẻ

Gạo tẻ là sản phẩm được kết tinh của lúa tẻ. Một loại hạt theo Đông y có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chỉ tả, chỉ lỵ, bổ trung, ích khí và rất tốt trong cho các trường hợp mệt mỏi, tiêu chảy, kiết lỵ, ăn kém, mệt mỏi và tỳ vị hư nhược. 

Riêng theo nghiên cứu từ các chuyên gia về dinh dưỡng, gạo tẻ là nguồn thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất xơ (chất xơ hòa tan), chất béo, protein, các loại đường, sinh tố, B1, Fe, Ca, P… và hàm lượng vitamin (B1, B2, B5, B6, H). Tất cả đều có lợi cho sức khỏe và đóng nhiều vai trò khác nhau, có khả năng giúp cơ thể, cải thiện và nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, gạo tẻ còn có nhiều công dụng giúp phòng ngừa và chữa trị nhiều chứng bệnh thường gặp.

Đây chính là lý do vì sao mà gạo tẻ trở thành nguồn lương thực chính được sử dụng hàng ngày mà không có thể một nguồn lương thực nào có thể thay thế được. Quan trọng hơn, gạo tẻ là nguồn thực phẩm khi sử dụng liên tục, lâu dài mà không cần phải lo các tác dụng phụ, mặc dù khi cơ thể suy nhược và mệnh mỏi do các tác nhân gây hại từ bệnh từ bên trong và bên ngoài cơ thể.

Cách phân biệt giữa gạo nếp và gạo tẻ

Gạo tẻ hay gạo nếp có chung một tên gọi là gạo trắng. Cả hai loại gạo này khi nhìn thoáng sẽ rất giống nhau, tuy nhiên vì mỗi loại đều có những nét đặc trưng riêng biệt nên khi quan sát và sờ trực tiếp bạn sẽ phân biệt được. Cụ thể, …

Gạo tẻ khi nấu thành cơm
Gạo tẻ khi nấu thành cơm
  • Độ dẻo: gạo nếp [độ kết dính, dẻo hơn gạo tẻ], gạo tẻ [rời rạc, không kết dính]
  • Màu sắc: gạo nếp [màu trắng sữa giống sáp], gạo tẻ [màu hơi đục]
  • Hình dáng: gạo nếp [thường dài và bẹt], gạ [ngắn, tròn trịa]
  • Tính nở khi nấu: gạo nếp [Vì chúng kết dính với nhau nên dường như không nở. Nên cho ít nước khi nấu], gạo tẻ [nở nhiều hơn so với gạo nếp]
Gạo nếp khi nấu thành cơm
Gạo nếp khi nấu thành cơm

Từ những công dụng hữu ích của gạo tẻ đối với sức khỏe

#1. Cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể

Cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể là điều mà chúng ta thấy rất rõ khi dùng gạo tẻ vào các món ăn. Với hàm lượng vitamin, khoáng chất, các loại đường, sinh tố, B1, Fe, Ca, P, … tinh bột, chất béo, chất xơ cùng lượng protein  không quá dồi dào nhưng đủ để phát huy các công dụng cần thiết khi cơ thể cần. Gạo tẻ là nguồn thực phẩm mà bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng vào những lúc cơ thể đang cần năng lượng để phục hồi cho sức khỏe nhát.

#2. Bài tiết dịch vị hỗ trợ tiêu hóa, trị chứng táo bón và kiết lỵ 

Không chỉ gạo tẻ mà hầu như các loại gạo đều có chất xơ hòa tan. Đây là một chất có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ đường ruột tiêu hóa tốt để phòng ngừa chứng táo bón, kiết lỵ khi gặp các tác nhân gây hại bên trong cơ thể. Không những vậy, chất xơ hòa tan này còn phối hợp với các loại đường và sinh tố có trong gạo làm điều hòa và ổn định đường ruột. Qua đó giúp đường ruột hoạt động tốt hơn cũng như giúp bụng luôn trong tình thái ấm.

Sử dụng gạo tẻ làm thành bột để chế biến các món ăn
Sử dụng gạo tẻ làm thành bột để chế biến các món ăn

#3. Giảm cholesterol trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch

Không chỉ giúp đường ruột hoạt động tốt hơn để ngăn ngừa các chứng bệnh thường gặp liên quan về đường ruột. Chất xơ hòa tan có trong gạo tẻ còn hữu dụng trong việc ngăn ngừa chất béo tích tụ, giảm mỡ, giảm cholesterol, ngăn chặn và làm chậm quá trình hấp thụ những chất này vào máu. Nhờ vào điều này mà có thể giúp cơ thể  điều hòa lượng đường huyết đồng thời bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim mạch bằng việc giảm cholesterol máu.

#4. Trị chứng đau dạ dày và thúc đẩy hấp thu chất béo

Thêm một công dụng từ chất xơ hòa tan có trong gạo tẻ nữa là chữa trị chứng đau dạ dày. Cụ thể, theo nghiên cứu từ các chuyên gia về dinh dưỡng, gạo tẻ khi dùng để chế biến các món canh, cháo có tác dụng ích khí và dưỡng âm. Nhờ vào điều này mà các thành phần dinh dưỡng có trong gạo tẻ  có thể kích thích bài tiết dịch vị hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy hấp thu chất béo.

Bánh tằm bì làm từ gạo tẻ  (Ảnh: maika_coen)
Bánh tằm bì làm từ gạo tẻ (Ảnh: maika_coen)

#5. Giúp giải cảm, trị khác và tránh mất nước

Giúp giải cảm, trị khác và tránh mất nước là những điều mà không phải ai cũng biết khi sử dụng gạo tẻ. Tuy nhiên, cái quan trọng ở đây là sử dụng như thế nào, sử dụng với nguyên liệu gì để phát huy các công dụng này mới quan trọng. Do đó, để biến gạo tẻ thành bài thuốc để giúp giải cảm và trị khác. Khi chế biến thành các món ăn bạn có thể kết hợp cùng hạt sen, hành lá, tỏi, đậu xanh, hạt tiêu, …. những nguyên liệu rất dễ tìm thấy trong cuộc sống thường ngày.

Sử dụng bột gạo tẻ làm món bánh dẻo vừa ngon, vừa bắt mắt
Sử dụng bột gạo tẻ làm món bánh dẻo vừa ngon, vừa bắt mắt

Trên đây là những thông tin hữu ích về gạo tẻ mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn khi sử dụng hàng ngày. Gạo tẻ không chỉ là nguồn lương thực thiết yếu quan trọng cho con người mà còn là một bài thuốc trị bệnh rất tốt. Do đó mà bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề này để bổ sung kiến thức cho mình. Chúc bạn thành công.