Thành phần
- đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen lứt, đậu đen, mè đen.
Thông tin nguyên liệu
- Xuất xứ: Ninh Thuận, Quảng Nam, Đaklak, KonTum.
- Giống: tất cả đều không biến đổi gen.
- Các loại đậu hạt, mè là giống bản địa, người trồng tự để lại giống.
- Sen: giống sen hồng đã trồng tại Ninh Thuận từ hơn 20 năm.
Quy trình trồng
- Sen: có sử dụng phân tổng hợp NPK và phân vi lượng, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác.
- Các nguyên liệu khác: không sử dụng phân hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác.
Quy trình sản xuất
- Hạt sen lứt bỏ tâm => Ngâm => Hấp chín => Phơi khô => Rang => Hạ thổ => Sàng sảy => Nghiền bột.
- Đậu hạt các loại => Ngâm => Ủ => Hấp chín => Phơi khô => Rang => Hạ thổ => Sàng sảy => Nghiền bột.
- Mè đen => Đãi sạn => Hấp chín => Phơi khô => Rang => Hạ thổ => Chà bớt vỏ => Sàng sảy.
Cuối cùng: phối trộn bột các loại và mè theo công thức, nghiền mịn => Làm nguội.
Cơ sở sản xuất
- CSSX Ông Thắng, khu phố 8, p Phước Mỹ, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Mô tả sản phẩm
- Bột hạt có độ mịn cao, màu xám sáng, mùi thơm đặc trưng và vị ngọt của các loại hạt.
- Bột giàu protein từ các loại hạt.
- Bột giàu chất xơ.
- Bột ít chất béo.
Chỉ tiêu kiểm tra chất lượng
1) Độ khô: bột khô rời, không vón cục.
2) Màu sắc: màu xám sáng.
3) Mùi: mùi thơm đặc trưng, không có mùi tanh, mùi khét.
4) Vị: vị ngọt và bùi, không có vị lạ khác.
5) Độ mịn: bột mịn, đều.
6) Tạp chất: không chứa tạp chất khác.
Bảo quản
- Chuyển bột từ bao bì giấy sang bao bì kín hơi (hũ/túi nilon) ngay sau khi nhận được sản phẩm.
- Giữ bột ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Hạn sử dụng
- Sử dụng tốt nhất trong vòng 6 tháng kể từ ngày đóng gói (nếu bảo quản theo đúng hướng dẫn).
Hướng dẫn sử dụng
- Bột dùng để uống thay cho bữa sáng hoặc dùng cho bữa lỡ.
- Bột ngũ cốc hỗn hợp lành tính, có thành phần dinh dưỡng đa dạng và phong phú.
- Bột ngũ cốc rất giàu chất xơ, kinh nghiệm cho thấy trẻ em dùng bột không bị các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón.
- Tất cả các thành phần của bột đều đã được làm chín.
Cách 1: pha bột bằng nước sôi
- Dùng nước sôi già để pha bột, dùng đũa khuấy đều tới khi bột tan hoàn toàn, không bị vón.
- Tỉ lệ pha bột/nước điều chỉnh tùy theo sở thích, tuy nhiên không nên pha đặc quá, gây khó uống. Pha loãng quá thì vị sẽ không ngon.
- Thêm đường thô hoặc mật ong theo sở thích. Hoặc tốt nhất là thưởng thức hương vị tự nhiên nhất của bột mà không thêm bất kỳ chất tạo ngọt nào. Để cho ly bột nghỉ 5-7 phút trước khi sử dụng để bột có thời gian trương nở tạo cấu trúc tốt nhất.
Cách 2: nấu bột trên bếp
- Có thể hòa tan bột với nước lạnh sau đó nấu chín trên bếp.
Điểm khác biệt của sản phẩm?
- Bột làm từ đậu hạt đã được kích hoạt mầm nên chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa hơn, vị ngọt hơn. Do đó, không cần hoặc hạn chế dùng đường bổ sung.
- Các nguyên liệu làm bột đã được đồ chín nên bột trương nở tạo cấu trúc tốt, không bị chai bột và dễ tiêu.
Tại sao làm bột từ đậu kích hoạt mầm?
- Trong các loại hạt cốc có chứa các chất dinh dưỡng dự trữ cho phôi như: protein, glucid, lipid…dưới dạng chuỗi polymer dài.
- Trong quá trình ủ mầm xảy ra quá trình kích hoạt các enzym thủy phân các đại phân tử trên thành những chất ngắn hơn, dễ tiêu hóa hơn, mục đích là sẵn sàng cho phôi sử dụng, ở đây là cho người sử dụng.
Cụ thể như sau
- Các đại phân tử protein được phân giải thành các acid amin.
- Các chuỗi tinh bột dài cắt ngắn thành dextrin, maltose.., các đường đa nhưng cấu tạo phân tử ngắn hơn chuỗi của tinh bột.
- Các đường này là đường tự nhiên, vì vậy sẽ tạo độ ngọt tự nhiên cho bột đậu, có thể dùng không đường hoặc hạn chế lượng đường bổ sung.
- Lipid được phân giải thành glycerin và các acid béo. Ngoài ra trong quá trình ngâm và ủ mầm, các chất ức chế dinh dưỡng cũng đồng thời được loại bỏ. Tóm lại, ủ mầm các loại đậu nhằm làm cho thành phẩm bột ngũ cốc có vị ngon và dễ tiêu hơn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.