BỘT GẠO TẺ – NGUYÊN LIỆU CHO MÓN NGON THEO Ý

11 / 100

Bột gạo tẻ là nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Ở miền Nam, bột gạo là nguyên liệu chính để làm ra các món bánh dân gian, rất đỗi quen thuộc như bánh canh, bánh ướt, bánh xèo, bánh khọt hay nhiều món ngon khác. 

Riêng miền Trung và miền Bắc thì bột gạo dùng trong bánh bèo, bánh đúc, bánh khoái, cao lầu, bánh đập hay các loại bánh ăn chơi như bánh da lợn, đậu xanh, bánh chuối, … rất nhiều. Ngoài ra bột gạo tẻ còn được dùng làm giảm độ dẻo của các món như bánh rán, bánh trôi cho phù hợp hơn với khẩu vị của nhiều người.

Vốn dĩ trở thành thứ nguyên liệu đa năng, thích hợp trong việc chế biến nhiều món ẩm thực là vì gạo tẻ nguyên chất khi đem nghiền nhuyễn, bột luôn giữ được hương vị thuần chất nhất. Điều này luôn đảm bảo chất lượng thơm ngon  mà không có bất kỳ một phụ gia nào khác tác động. Đó là lý do vì sao mà bột gạo tẻ trở thành nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon.

Bột gạo nếp và bột gạo tẻ: CÁCH THỨ PHÂN BIỆT

Song cùng với bột gạo tẻ, trên thị trường hiện nay còn có bột gạo nếp. Nhìn chung, thì hai sản phẩm này tương đối giống nhau, nếu không quan sát kỹ thì rất có thể nhầm lẫn.

Để giúp bạn phân biệt được đâu là bột gạo nếp và đâu là bột gạo tẻ thì bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây.

Đầu tiên, gạo nếp là nguyên liệu chính để sản xuất ra bột nếp (hay còn gọi là bột gạo nếp). Ngoài tên gọi này thì gạo nếp còn được gọi là gạo sáp, thường được dùng để chế biến các món xôi, chè.

Khác với bột nếp và gạo nếp, bột gạo hay còn có tên gọi khác là bột gạo tẻ, được xay từ các hạt gạo tẻ, loại gạo xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày.

Trong gạo nếp có chất amylopectin, đây là 1 hợp chất có khả năng gây dính, dai và khá dẻo. Do đó, khi dùng để xay thành bột nếp, sẽ dễ dàng thấy rõ đặc tính dẻo, dai. Thêm một yếu tố nữa là bột nếp khá mịn và có màu trắng tự nhiên giống như gạo nếp.

Gạo tẻ và bột gạo tẻ thì khác một chút. Về màu thì không trắng tự nhiên, mịn như gạo nếp, mà thay vào đó là màu trắng đục, hơi sạm. Đặc tính của loại bột này là giúp các loại bánh có độ mềm mịn và không bị khô khi chế biến xong.

Căng qua các yếu tố này, bạn sẽ dễ phân biệt được đâu là gạo nếp và đâu là gạo tẻ. Đặc biệt, với bột của từng loại, nhìn sơ qua màu sắc và dùng tay sờ nhẹ. Mọi thứ sẽ được cảm nhận rõ ràng

Bột gạo tẻ Ông Thắng – Sản phẩm của thương hiệu tự nhiên, tốt cho sức khỏe

Vì là nguyên liệu tiện ích, tốt cho sức khỏe với nhiều thành phần và lứa tuổi, cho nên trên thị trường ngày nay xuất hiện rất nhiều sản phẩm “bột gạo tẻ”. Nổi bật trong số này có thể kể đến bột gạo trẻ Ông Thắng Ninh Thuận, sản phẩm được chế biến và sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, không chất bảo quản.

Và để hiểu hơn về sản phẩm này, dưới đây là thông tin về quy trình chế biến, sản xuất cũng như chỉ định, kiểm tra chất lượng của bột gạo tẻ Ông Thắng Ninh Thuận.

  • Thành phần: 100% gạo tẻ.
  • Thông tin nguyên liệu.
  • Xuất xứ: Quảng Nam.
  • Quy trình trồng: Không sử dụng thuốc cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng và các thuốc bảo vệ thực vật, vẫn còn sử dụng phân hóa học với lượng ít..
  • Quy trình sản xuất

Gạo vo sạch => ngâm => Xay nước => đăng bột trên vải và khung phơi inox => Bẻ bột nhỏ ra phơi => Sấy => Nghiền mịn.

Bột được phơi nắng ban ngày trong nhà phơi năng lượng mặt trời, sấy ban đêm trong máy để đảm bảo chất lượng, bột không bị chua.”

  • Cơ sở sản xuất: CSSX Ông Thắng, khu phố 8, phường Phước Mỹ, Tp Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
  • Mô tả sản phẩm: Bột trắng mịn, mùi thơm nhẹ.

Chỉ tiêu kiểm tra chất lượng

  • Độ khô: bột khô rời, không vón cục.
  • Màu sắc: màu trắng sáng. 
  • Mùi: mùi thơm dịu nhẹ, không có mùi lạ khác.
  • Vị: đặc trưng của gạo tẻ sống, không có vị chua, vị lạ khác.
  • Độ mịn: bột mịn, đều. 
  • Tạp chất: không chứa tạp chất khác.

Bảo quản

  • Chuyển bột từ bao bì giấy sang bao bì kín hơi (hũ/túi nylon) ngay sau khi nhận được sản phẩm. 
  • Giữ bột ở nơi khô ráo, thoáng mát. 

Hạn sử dụng

  • Sử dụng tốt nhất trong vòng 4 tháng kể từ ngày đóng gói.

Hướng dẫn sử dụng

  • Bột dùng để chế biến các loại bánh dùng gạo tẻ: bánh xèo, bánh đúc, bánh giò, bánh nậm….

Thông tin về cơ sở sản xuất Ông Thắng Phan Rang

  • Địa chỉ: Hẻm 98/13B Trương Định, khu phố 8, phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
  • Liên hệ: 0866 06 06 36 (Ms Xuân Huyền).
  • Email: [email protected]